Vốn ngoại đăng ký vào bất động sản tăng mạnh

26/04/2024 Lượt xem: 4284

4 tháng đầu năm nay, vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 1,6 tỷ USD, gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm 2023.


Ảnh: internet

Thông tin này được Tổng cục Thống kê cho biết trong báo cáo mới đây. Đến hết ngày 20/4, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (gồm vốn đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần) đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng vốn đăng ký cấp cho 966 dự án đạt 7,11 tỷ USD, tăng gần 29% về số dự án và hơn 83% về giá trị. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đứng đầu với số vốn đăng ký gần 5 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 70,2%).

Vốn đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 1,6 tỷ USD (tỷ trọng 22,5%). Trong khi 4 tháng đầu năm 2023, vốn ngoại muốn chảy vào hoạt động này chỉ đạt khoảng 386 triệu USD. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm nay đã tăng gấp hơn 4 lần.

Năm 2023, dữ liệu của RCA và Cushman & Wakefield cũng cho thấy giao dịch đầu tư và M&A bất động sản vẫn diễn ra nhưng số lượng ít và tổng giá trị nhỏ hơn năm 2022.

Tuy nhiên, Cushman & Wakefield dự báo giai đoạn 2024-2026, nguồn vốn lớn từ khối ngoại sẽ đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam. Theo đơn vị này, Việt Nam vẫn là một thị trường mới nổi thu hút đầu tư với tỷ suất sinh lời hấp dẫn.

Còn đại diện Savills cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút các khoản đầu tư từ các nước như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản. Các lợi thế này gồm dân số đông đảo, cơ sở hạ tầng và đô thị hóa phát triển, khoản đầu tư từ nước ngoài (FDI) dồi dào và tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng. Trong đó, ngành công nghiệp sẽ hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thúc đẩy đầu tư đa dạng vào sản xuất và bất động sản công nghiệp.

Bài viết khác

05/06/2025

Blog chứng khoán: Hưng phấn bất ngờ quay lại, chốt non khéo “lỡ tàu”?

Thị trường mạnh lên bất ngờ hôm nay, được kích thích bằng nhóm cổ phiếu chứng khoán. Dù không có khả năng dẫn dắt điểm số nhưng dòng chứng dẫn dắt tâm lý tốt. Những nhà đầu tư đã chốt lời đang “bâng khuâng” khi sức ép tâm lý “lỡ tàu” xuất hiện…Thanh khoản phiên này tăng mạnh lên hơn 25,4k tỷ khớp lệnh trên hai sàn. Điều này cho thấy một bộ phận không nhỏ dòng tiền tạm rút ra đã quay trở lại mua. Khối ngoại cũng nhảy vào tranh, tạo nên bối cảnh giao dịch đầy hưng phấn.
27/05/2025

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng đột biến 148%, nhóm bất động sản đã xuất hiện trở lại

Ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với gần 52 nghìn tỷ - gấp gần 4 lần so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 72,6%, lãi suất bình quân gia quyền là 6%/năm, kỳ hạn bình quân 4,84 năm. Các Ngân hàng phát hành giá trị lớn nhất từ đầu năm đến nay gồm có: TCB (13,5 nghìn tỷ đồng), Vietinbank (10,5 nghìn tỷ đồng), ACB (5,3 nghìn tỷ đồng).
22/05/2025

Thị trường trái phiếu năm 2025 được dự báo tiếp tục phục hồi

“Nhu cầu phát triển dự án mới và niềm tin của người mua nhà dần hồi phục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn cho lĩnh vực bất động sản …Điều này thúc đẩy các nhà phát triển và ngân hàng tìm đến thị trường trái phiếu, hỗ trợ nguồn tài trợ vốn trung và dài hạn,” đại diện FiinRatings dự báo giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20%, được thúc đẩy bởi nhu cầu tái cấp vốn cao và từ các ngành có mức độ thâm dụng vốn lớn trong các quý tới.
17/05/2025

VN-Index sẽ điều chỉnh về 1250 và chờ kết quả đàm phán sau khi Mỹ hoãn áp thuế.

Sau chuỗi ngày tăng ròng rã cán mốc 1.309 điểm, chỉ số chính thức gặp áp lực chốt lời. VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần bay gần 12 điểm lùi về sát mốc 1.300 trong đó VN30 chấp nhận mức sát thương nặng hơn khi giảm tới 17,05 điểm lùi về vùng giá 1.384. Điều này dễ hiểu bởi thị trường được dẫn dắt tăng trưởng nhờ nhóm vốn hóa lớn luân phiên từ ngân hàng đến bất động sản suốt hơn một tuần vừa qua. Đặc biệt nhóm ngân hàng hôm nay giảm trung bình 1,76% với các trụ lớn rớt sâu hơn như VCB - 2,04%; BID -2,14%; CTG -1,89%; VPB -2,7%; VIB -2,4%.
15/05/2025

Phát hành trái phiếu năm 2025 của doanh nghiệp phi tài chính chủ yếu nhằm tái cơ cấu nợ

Theo nhận định từ VIS Rating, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm, với mức giảm 24% trong 4 tháng đầu năm 2025, sau khi đã giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Những bất ổn xoay quanh việc áp thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ được cho là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và phát triển các dự án bất động sản khu công nghiệp mới.
13/05/2025

NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp...Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của NCB thông qua vào cuối tháng 3/2025 vừa qua và được Hội đồng quản trị NCB triển khai theo quy định.